Bạn đọc quan tâm
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến kiến nghị cử tri Phú Yên (28/05/2013)

Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: (1) Hiện nay, chính sách đối với quân nhân xuất ngũ trước ngày 30/4/1975 có nhiều bất cập. Đối với những người tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước thì được tính bảo hiểm xã hội liên tục từ khi nhập ngũ; đối với những người tham gia công tác tại một số đơn vị sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp thì không được tính tham gia bảo hiểm xã hội liện tục. Đề nghị Bộ Lao động thương binh và Xã hội xem xét tính thời gian tham gia quân đội của các đối tượng này vào thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. 

(2) Đề nghị Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với chức danh Trưởng thôn, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp, hỗ trợ mua bảo hiểm thất nghiệp cho xã viên Hợp tác xã nông nghiệp.

Trên cơ sở phản ánh của cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh Phủ Yên đã có văn bản đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và xã hội xem xét trả lời ý kiến, kiến nghị của cư tri tỉnh Phú Yên. Ngày 29/3/2013, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri như sau:

Một là: Theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ và quy định tại khoản 2 mục II Thông tư liên Bộ số 448/TT-LB ngày 28/3/1994 của liên Bộ Quốc phòng – Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính, thì đối với quân nhân phục viên, xuất ngũ sau đó tiếp tục làm việc tại các cơ quan, xĩ nghiệp nhà nước và quân nhân phục viên, xuất ngũ từ ngày 15/12/1993 trở đi, chuyển sang các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả 5 chế độ và bản thân quân nhân khi xuất ngũ tự nguyện không hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp học nghề thì thời gian tham gia quan đội đã được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, Bộ Lạo động – Thương binh và xã hội cũng đã có ý kiến với Bộ Quốc phòng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân về nội dung kiến nghị nêu trên của cử tri.

Hai là: + Về hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với chức danh Trưởng thôn, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã nêu “Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần của Nghị quyết trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội.
+ Đề nghị Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm thất nghiệp cho xã viên Hợp tác nông nghiệp.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì hàng tháng người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, Nhà nước đã có hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có cả người lao động làm việc trong các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

 

(Nguồn: qh-hdndphuyen.gov.vn)

GIỚI THIỆU PHÚ YÊN

Video clip

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Thư viện ảnh

Liên kết các website