Huyện Tây Hòa - tỉnh Phú Yên
Giới thiệu chung

Tây Hòa là huyện nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Phú Yên, được thành lập theo Nghị định số 62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính Phủ trên cơ sở chia tách huyện Tuy Hòa thành 2 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2005.

Trung tâm huyện lỵ nằm trên địa bàn Thị trấn Phú Thứ, có trụ sở làm việc của Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể huyện và các cơ quan, đơn vị Tỉnh, Trung ương đóng trên địa bàn huyện; là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện.

Có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Hòa Bình 1, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây và Thị trấn Phú Thứ.

Người dân Tây  Hòa có truyền thống văn hóa lâu đời và giàu ý chí cách mạng. Theo Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Năm Tân Hợi (1611) người Chiêm xâm lấn biên cảnh – Vua sai Chủ sự là Vân Phong dẹp yên, lấy đất ấy làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, đặt phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam và dùng ông làm lưu thủ”; có nghĩa là về mặt hành chính, vùng đất Tây Hòa đã có lịch sử trên 400 năm cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phú Yên.

Là quê hương anh hùng trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; có 09/11 xã, thị trấn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (xã Sơn Thành, nay là 02 xã: Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây chưa đủ điều kiện phong tặng). Tới thời điểm 15/10/2022: Toàn huyện có 2.278 liệt sỹ; 403 Mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống 07 Mẹ); 03 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 488 thương binh (còn sống 367 người); 158 bệnh binh (còn sống 117 người); 558 người bị địch bắt tù đày (còn sống 288 người); 115 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (còn sống 84 người); 859 người có công giúp đỡ cách mạng (còn sống 129 người); 2.149 thân nhân liệt sỹ (còn sống 318 người) và 08 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế. Có 02 HTX được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động là: Hòa Bình 1 và Hòa Phong.

Trong 02 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Tây Hòa là vùng căn cứ địa cách mạng, nhiều vùng đất đai màu mỡ bị bom đạn tàn phá đã biến thành vành đai trắng. Trong bối cảnh buổi đầu mới thành lập, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng hầu như chưa có gì; đội ngũ cán bộ mới, vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt, là huyện có xuất phát điểm kinh tế thấp, mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với tổng số hộ…

Đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng với ý chí kiên cường, phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong huyện đã đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ra sức thi đua lao động cần cù, sáng tạo nên hơn 17 năm qua (2005-2022) đã đạt được những thành tựu nổi bật, làm thay đổi cơ bản diện mạo của huyện:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả nổi bật, được Tỉnh đánh giá là điểm sáng của Tỉnh trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp y tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội đạt được những kết quả nổi bật, có ý nghĩa lớn. Quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng lên. Công tác giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quan tâm đúng mức; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể cân nặng) giảm đáng kể. Công tác bình đẳng giới được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả; quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám, chữa bệnh, y đức của cán bộ, nhân viên y tế được nâng lên, mạng lưới y tế từ huyện đến xã, thị trấn được củng cố, cơ sở vật chất, thiết bị y tế được quan tâm đầu tư.

- Sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao được tăng cường đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân; các hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có bước phát triển.

- Công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo được triển khai kịp thời, đúng pháp luật, góp phần động viên đồng bào các dân tộc thiểu số và bà con tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết xây dựng cuộc sống “Tốt đời, đẹp đạo”.

- Quốc phòng và an ninh được củng cố và tăng cường, đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại tội phạm, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc xảy ra, không để phát sinh phức tạp.

- Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện đúng luật, bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Công tác xây dựng chính quyền được quan tâm đúng mức. Đã tập trung củng cố, kiện toàn, xây dựng bộ máy chính quyền huyện, xã, thị trấn trong sạch, vững mạnh. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền được nâng lên, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. 

Với quyết tâm xây dựng quê hương Tây Hòa ngày một giàu đẹp, văn minh, trong thời gian tới, Đảng bộ, quân và dân huyện Tây Hòa tiếp tục phát huy thành tựu đạt được, ra sức khắc phục khó khăn, thách thức; tiếp tục xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, tập trung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Tây Hòa thành huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024; từng bước xây dựng hoàn thiện thị trấn Phú Thứ lên đô thị loại IV trước năm 2025, thực sự là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện, làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện nói riêng, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá về phía Tây theo định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh Phú Yên nói chung; xây dựng xã Sơn Thành Đông lên thị trấn trước năm 2025; xã Hòa Mỹ Đông lên thị trấn sau năm 2025.

Tiếp nhận phản ánh việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 03/06/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phòng Nội vụ huyện 02573 578 537
Thanh tra Sở nội vụ 02573 842 733
Phòng CCHC Sở nội vụ 02573 842 954
  • Thôn Mỹ Thạnh Trung 1, xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới thông minh
  • Thôn Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ Tây đón nhận danh hiệu khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
  • Tây Hòa tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 2023
  • Đoàn công tác huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trao đổi học tập kinh nghiệm tại huyện Tây Hòa
  • Liên đoàn lao động huyện Tây Hòa tổ chức sơ kết 06 tháng đầu năm 2024

Thống kê truy cập