Huyện Tây Hòa - tỉnh Phú Yên
NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHONG CÁCH DIỄN ĐẠT CỦA HỒ CHÍ MINH

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHONG CÁCH DIỄN ĐẠT

 CỦA HỒ CHÍ MINH

 

Diễn đạt gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người, đối với cán bộ, đảng viên và người lãnh đạo, kỹ năng nói và viết càng cần thiết hơn. Người lãnh đạo nếu không có kỹ năng diễn đạt tốt sẽ khó khăn trong việc điều hành, quản lý, không triển khai được các ý tưởng, kế hoạch và khó làm cho nhân dân ủng hộ mình, khó khăn trong huy động sức mạnh của quần chúng thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các bài nói và viết của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như báo chí, kịch, thơ, văn,... mà Người coi đó là công cụ đắc lực để tuyên truyền, giác ngộ, vận động quần chúng, củng cố niềm tin cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đặc trưng nổi bật trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là sự mộc mạc, ngắn gọn, trong sáng, giản dị, khúc chiết, dễ nghe và dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng người đọc, người nghe cụ thể. Người luôn hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Rồi mới đến: viết cái gì? Nhờ đó, các bài nói, bài viết của Người có sức thuyết phục, sức cảm hóa sâu sắc.

Trong quá trình chuẩn bị bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể. Người cho rằng, không ai có thể hiểu được mọi thứ, làm được mọi việc. Lãnh đạo giỏi là người tạo điều kiện cho mọi người được đóng góp sức lực và trí tuệ vào công việc chung, phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể. Người thường xuyên trao đổi bài viết, bài nói của mình cho nhiều người đọc, lắng nghe ý kiến góp ý để điều chỉnh bài viết cho phù hợp với đối tượng người đọc, người nghe.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người rất cẩn thận trong cách nói và viết. Người thường xuyên nhắc nhỏ mọi người viết phải có nội dung, tránh viết dài, sáo rỗng. Viết xong phải đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại cho thật cẩn thận, mình đọc chưa đủ mà còn phải nhờ đồng chí, đồng nghiệp đọc lại, chỗ nào chưa hiểu thì phải sửa lại cho dễ hiểu, dễ nhớ.

Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh có một số đặc trưng sau:

Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực: Mục đích của nói và viết của Hồ Chí Minh cốt làm cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của hàng chục triệu người lao động mù chữ và thất học, làm sao để ho hiểu được, dám vùng lên đấu tranh giải phóng...,Hồ Chí Minh hay dùng cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực.

Diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng, có lượng thông tin cao. Các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngắn, có khi rất ngắn. Theo Hồ Chí Minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là sự rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng. Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.

Sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng; gắn với những hình ảnh, sự ví von, so sánh cụ thể. Khi nói chuyện với cán bộ, nhân dân, hay khi viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng lối kể chuyện để dẫn chứng, đan xen những câu thơ; câu ca dao có vần điệu, làm cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với suy nghĩ của quần chúng.

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. Trên cơ sỏ thống nhất mục đích nói và viết, Hồ Chí Minh thể hiện bằng rất nhiều hình thức diễn đạt khác nhau, phong phú, đa dạng, phù hơp với nội dung được trình bày Đó là sự đanh thép với những số liệu rõ ràng khi tố cáo tội ác của kẻ thù, đó là sự sôi nổi trong khi tranh luận là sự thiết tha trong kêu gọi, sự ân cần trong giảng giải, sự sáng sủa, rõ ràng khi thuyết phục...

Tìm hiểu và học tập phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người tự nâng cao trình độ diễn đạt, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó, xứng đáng là người công bộc tận tụy và trung thành của nhân dân như lời dạy của Bác Hồ.

 

1- MỘT LẨN GẶP BÁC

Tác giả: Phan Tứ

Xe đưa tôi và anh Trần Đình Vân vào Phủ Chủ tịch. Xe chạy ngang qua khu vưòn rộng trồng toàn xoài, rồi đỗ bên mấy căn nhà trệt gần dinh Toàn quyền cũ. Chúng tôi vào một căn nhà chỉ rộng khoảng 20m2, vừa ngồi chưa đầy một phút đã thấy Bác đến. Có lẽ Bác đã hỏi qua về chúng tôi nên Bác biết cả hai sức khỏe không được tốt vì ở chiến trường lâu ngày.

Trong căn phòng chỉ có ba bác cháu và anh Tố Hữu. Bác nói, căn phòng này Bác dành để tiếp khách miền Nam ra.

Bác hỏi thăm anh chị em văn nghệ sĩ miền Nam. Chúng tôi báo cáo với Bác về trận lũ lụt khủng khiếp cuối năm 1964, gây tổn thất rất lớn cho cơ sở ta ở trên căn cứ và dưới đồng bằng. Một số anh chị em văn nghệ sĩ bám dân ở đồng bằng, một số ở căn cứ vừa sáng tác, làm báo cáo và phải dành thời gian trồng trọt, làm rẫy để tự túc lương ăn. Đoàn văn công có lúc chia ra từng nhóm nhỏ để dễ luồn sâu phục vụ vùng địch hậu. Phim ảnh ngoài Bắc đưa vào có nơi đồng bào đi bộ hàng chục cây số để xem, nhất là phim có hình ảnh Bác Hồ. Nam Bộ cũng vậy, chưa có điều kiện in sách, có tác phẩm nào lại gửi theo đường Phnôm Pênh ra Bắc; anh em nhà văn, nhà thơ đều tham gia làm báo. Nguyễn Thi vừa làm thơ đả kích, vẽ tranh cho báo, có lúc đi thồ giấy mực...và tham gia cả công việc của nhà in. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần đầu tiên tổ chức tại Trung ương Cục, mấy chục nhà văn, nhà báo đã tập trung viết được mấy trăm trang sách về các anh hùng và dũng sĩ, một số cuốn đã in ngay tại căn cứ...

Nghe chúng tôi báo cáo xong, Bác giục chúng tôi ăn nhãn. Bác nói các đồng chí trong Nam ra đều khen nhãn ngoài Bắc ngon. Bác cầm từng trái nhãn đưa tận tay hai chúng tôi. Sau đó, Bác cho chúng tôi uống cà phê, hương vị thật đậm đà.

Bác căn dặn chúng tôi khi trở về miền Nam cần chú ý viết những tấm gương người thật, việc thật. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam hằng ngày sản sinh ra bao nhiêu anh hùng, bao nhiêu sự tích anh hùng ta cần ghi lại trung thực, đừng để mất những tài liệu quý giá có được nhờ máu xương của bao anh hùng. Lúc này ngồi một chỗ hư cấu, tưởng tượng nhiều khi lại hạ thấp sự thật vốn đã hào hùng, rất đẹp. Bác căn dặn chúng tôi nhiều điều tỉ mỉ. Bác dặn là khi viết cho giới có văn hóa đọc, chớ quên bà con nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Nên vẽ nhiều tranh truyện với nét vẽ giản dị, lời chú thích ngắn và rõ nghĩa, in đậm nét và chữ to để bà con nghèo chữ dễ xem (Bác không dùng từ dốt chữ hay mù chữ như hồi Cách mạng Tháng Tám mới thành công). Nên đưa những mẫu người tốt, việc tốt ở cái mức ai cũng làm được. Viết ngắn và vui, dễ hiểu, dễ làm như các truyện Nhị thập tù hiếu ngày xưa mà nhiều người còn nhớ.

Bỗng Bác nhắc mấy câu khiến chúng tôi giật mình: Các chú hay viết như người anh hùng đẻ ra đã thành anh hùng, người có số lãnh đạo vừa lọt lòng đã có năng khiếu thành lãnh đạo. Viết thế là sai. Không phải đâu. C. Mác, V. I.Lênin, Ph. Ảngghen đều phải trọn cuộc đời đi tìm chân lý, dám hy sinh vì chân lý dù bị tù đày, xua đuổi, đâu có đơn giản như các chú viết. Nếu không, người ta cứ tưởng "nhất ẩm nhất trác, giai do tiền định". Đừng viết thế nữa mà dân mình hiểu sai, hiểu lầm, xa lánh những người mà họ nghĩ là "tốt phúc" hơn mình. Viết thế nào để dân mình hiểu rằng ai cũng trở thành người tốt được cả, miễn là chịu khó vượt qua những cơn đau đớn để cho cái tốt thắng cái xấu, cái đúng thắng cái sai ngay trong ruột gan mình. Mười lần thắng thì kẻ xấu trở thành anh hùng, ngàn lần thắng thì kẻ lạc đường biến thành người lãnh đạo.

Chúng tôi nhớ như in những lời Bác dạy, rất hiện đại và cũng vô cùng Việt Nam.

 

Nguồn: Bác Hồ với đất Quảng,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

 

2- CÁC NHÀ BÁO PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỪNG ĐỂ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TA MAI MỘT ĐI

Tác giả: Thanh Văn

 

Ở Đại hội những người viết báo toàn quốc lần thứ II, Bác Hồ khen báo chí nhiều, song đến đoạn nhắc nhở "phải cố gắng nhiều nữa", Bác giơ cao một tờ báo có in ảnh cô gái cỡ lớn, hỏi:

  • Cô này đang ngồi làm gì đây?

Tất cả chưa biết trả lời sao, chỉ biết đó là một cô công nhân khá xinh, để trang nhất cũng đẹp. Bác liền giảng giải:

  • Dùng một chiếc ảnh trên báo cũng phải chú trọng đến nội dung, không nên dễ dãi. Bác cười, nói tiếp: Các chú là nhiều danh từ lắm. Thế "không phận" là gì?
  • Thưa Bác, là... vùng trời ạ.
  • Thế gọi là vùng trời có phải ai cũng dễ hiểu hơn không... Các nhà báo phải có trách nhiệm đừng để cho tiếng mẹ đẻ của ta mai một đi...

Rồi Bác lại lật lật mấy tờ báo khác, và kể: Nhân ngày sinh của Bác, đồng bào viết thư mong Bác mạnh khỏe, sống lâu. Có người lại viết là "Chúc Bác bách niên giai lão"... Kể đến đây, Bác lại cười cười, nói:

  • Họ chúc Bác ”Bách niên giai lão” mà có báo cũng đăng thế đấy!...

 

Nguồn; Phong cách Hồ Chí Minh,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

 

3- NHỮNG NGÀY GẦN BÁC

Tác giả:Anh kể Lại Giang ghi

 

Chúng tôi ngồi trên một chiếc giường con. Bác ngồi ngoài, chân bỏ thõng  xuống đất. Anh Kiên ngồi cạnh cửa sổ. Tôi ngồi đối diện với Bác.

Anh Kiên báo cáo với Bác về tình hình Vân Nam, về Bộ Hải ngoại do anh làm bí thư, về tờ báo Đ.T Anh nói rõ ràng, mạch lạc như đã được chuẩn bị từ trước. Bác vừa hút thuốc - loại thuốc lào Trung Quốc - vừa nghe anh Kiên nói với một vẻ chăm chú đặc biệt. Anh Kiên nói xong, tôi kể tiếp những ngày đầu tiên tôi được anh giới thiệu về đây cùng với hai đồng chí khác xây dựng chi bộ đầu tiên ở Vân Nam. Từ đốm lửa nhỏ này phong trào cách mạng ngày càng lan rộng. Chúng tôi tổ chức ra nhiều hội quần chúng ở Côn Minh và dọc con đường xe lửa Côn Minh - Hồ Khẩu. Sau khi toàn dân Trung Quốc thống nhất chống Nhật cứu nước, các hội quần chúng trên kia không phù hợp nữa. Để hưởng ứng và ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng Nhật, ta cần có hội gì thu hút đươc quảng đại quần chúng Việt kiều mà nhà đương cục Vân Nam (Trung Quốc) phải chấp nhận, lãnh sự Pháp phải đồng tình, không làm rầy Việt kiều ta được. Chúng tôi quyết định vận động thành lập “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng địch hậu viện Hội”. Hội hoạt động được một thời gian, ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Cuối tháng 10-1937, đế quốc Nhật thúc ép công ty xe lửa Pháp không được vận chuyển vũ khí đạn dược cho Trung Quốc từ Hải Phòng đến Côn Minh nữa. Đương cục Trung Quốc thấy Hội ta có ảnh hưởng rộng không những trong Việt kiều mà cả trong những người công nhân Trung Quốc làm trên đường xe lửa nên đề nghị với ta vận động một cuộc đình công của công nhân dọc đường xe lửa. Cuộc vận động đang tiến hành thuận lợi thì bọn Pháp nhượng bộ đồng ý chở vũ khí cho Trung Quốc. Cuộc đình công chưa xảy ra, nhưng ảnh hưởng chính trị của Hội được lan rộng trong quảng đại quần chúng.

Có lần nhà đương cục Vân Nam gọi chúng tôi lên bảo thẳng với chúng tôi là các anh làm cộng sản, rồi đưa tài liệu Hội nghị Ma Cao cho chúng tôi xem. Chúng tôi biết đây là một bọn ngu ngốc, chẳng hiểu gì về cộng sản cả. Chúng tôi không nhận và hỏi lại:

  • Tài liệu này các ông lấy ở đâu, lấy của ai?

Chúng ngơ ngác chưa trả lời được thì chúng tôi dồn luôn:

  • Chúng tôi làm cách mạng, cách mạng của chúng tôi là đánh Pháp chứ không phải là cộng sản. Cho nên ai đưa tài liệu này cho các ông thì người đó là cộng sản

Bọn chúng đuối lý, buộc phải để chúng tôi về

Nghe xong Bác nói: Các đồng chí có cố gắng trong việc xây dựng phong trào, tổ chức các hội quần chúng... luôn luôn dựa vào chi bộ để bàn bạc nhiệm vụ công tác.

Từ đó Bác trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của chúng tôi. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của Bác đều Xuất phát từ tình hình thực tế, đều nhằm một mục đích duy nhất là làm sao cho cách mạng phát triển. Bác tham gia viết bài đều đặn cho các báo Đ.T.. Bài nào của Bác cũng hết sức ngắn gọn, cô đúc, nhưng rất dễ hiểu, dễ nhớ. Bác thường làm thơ. Và thơ Bác cũng như văn Bác rất ít chữ, ít lời, mộc mạc, giản dị. Có một lần Bác cho in một bài thơ đề là Vợ gởi chồng. Bác nói đùa với anh em đó là thơ của vợ anh Trịnh Đông Hải từ trong nước gửi ra:

Vợ gởi chồng

Ba bốn năm trời luống nhớ thương,

Nhớ chồng lưu lại tại tha lương.

Tóc thề đã chấm ngang vai thiếp

Lụy nhớ e chưa ráo mắt chàng.

Thù nước thù nhà chàng gắng trả

 Việc nhà việc nước thiếp xin đi

 Bao giờ đuổi sạch quân thù địch

Ta sẽ sum vầy ở cố hương.

Bài thơ gợi nhớ, gợi thương nhưng không hề bi lụy. Ngược lại nó chứa đựng một niềm tin tưởng, lạc quan cách mạng, thúc giục những người con trai đi làm cách mạng cố gắng “đuổi sạch quân thù địch” để chóng về lại nhà, sum vầy, đoàn tụ...

Tuy là Bác nói đùa nhưng bài thơ có một tác động mạnh mẽ đối với chúng tôi.

Từ ngày Bác về, quần chúng càng ham mê đọc báo, càng đòi hỏi báo nhiều hơn.

Bác thường nhắc nhở chúng tôi là trình độ văn hóa của quần chúng còn thấp, phải viết như thế nào để cho quần chúng đọc được, hiểu được mà lại phù hợp với khuôn khổ tờ báo nhỏ của chúng ta. Phải viết thật ngắn, càng ngắn càng tốt, nhưng phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc. Không được nói văn hoa, bóng bảy, tránh diễn đạt lan man, dài dòng. Mỗi bài đều có một trọng tâm chính trị nhất định. Phải tập trung vào trọng tâm ấy mà nói.

Hồi ấy Bác ở một nơi khác. Thường ngày Bác vẫn mang máy chữ đến cơ quan bí mật để làm việc. Trong khi viết, Bác ít nháp mà thường suy nghĩ cho chín rồi đánh máy thẳng ra giấy, bất kỳ đó là một công Văn, tài liệu hay một bài báo, một bản dịch...

 

Nguồn: Đầu nguồn (Hồi ký về Bác Hồ), 

Nxb. Văn học, Hà Nội, 1977.

 

5- VINH HẠNH LỚN LAO NHẤT CỦA ĐỜI TÔI

          Tác giả: Lê Thị Hảo kể

 

Ở Bác tỏa ra một sự tươi tắn, mát mẻ, một niềm vui thường xuyên và một tình thương rộng lớn. Tôi hiểu rằng Bác thương yêu và Bác vui thích gặp những đứa con của miền Nam, nơi luôn luôn ở trong tim của Bác. Tôi lặng nhìn chòm râu bạc, đôi mắt sáng, nụ cười tươi mát đang hấp dẫn tôi đến mức tôi thật sự không còn để ý đến sự có mặt của những người xung quanh.

Bác bắt tay anh chị em chúng tôi rồi vui vẻ chỉ ghế mời chúng tôi ngồi. Bác hồn nhiên, cởi mở, chủ động và gần gũi với tất cả đàn con đang quây quần xung quanh Người.

Vào câu chuyện, Bác nói lên một câu nói trang trọng đầy tình nghĩa. Nhìn Thủ tưóng Phạm Văn Đồng rồi nhìn sang chúng tôi khắp lượt, Bác nói, giọng chậm rãi, ôn tồn, ấm áp:

- Hôm nay tôi và đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt 20 triệu đồng bào miền Bắc hoan nghênh các cô, các chú trong Liên minh ra thăm miền Bắc.

Bác lần lượt hỏi thăm sức khỏe mỗi người chúng tôi. Người hỏi về chuyến đi từ trong vùng giải phóng miền Nam ra đến miền Bắc an toàn không? đi bằng phương tiện gì? Đường sá như thế nào? Ăn uống ra làm sao? Bác lại hỏi gia đình của mỗi chúng tôi hiện ở đâu? Có được an toàn không? Sinh sống làm ăn như thế nào? Bác hỏi rất tỉ mỉ, rất thân tình. Chúng tôi không dám nói nhiều về bản thân nhưng khi nghe chúng tôi trả lời ngắn Bác lại hỏi thêm một số chi tiết cho đầy đủ. Thấy tôi đeo kính cận thị, Bác hỏi kính nặng mấy điốpt. Rõ  ràng là Người có sư quan tâm rất mực của một người cha hiền.

Bác hỏi chúng tôi rất kỹ về tình hình vùng giải phóng, vùng đô thị bị tạm chiếm. Nghe kể về Huế, Bác rất chăm chú, thỉnh thoảng Bác gợi lại vài kỷ niệm của thời thơ ấu, nhắc tới những nơi Bác đã từng sống qua: Trường Quốc học, Thành nội, chợ Xép, quán Ao Hồ, cầu Tràng Tiền... Bác hỏi ở Huế có những chén chè nho nhỏ để trên cái trẹt bán mỗi chén một tiền nay còn không? Bác nhắc tới tên vài đường phố cũ ở Huế mà thuở nhỏ Bác đi học ở đây thường qua lại. Trí nhớ của Bác thật dồi dào, Bác hồ hởi nhắc lại tuổi trẻ của mình bên bờ sông Hương. Giọng Bác thực sự xúc động khi hỏi sông Hương hiện nay còn đẹp không? Đồng bào mình dưới ách Mỹ - ngụy khổ đến mức nào? Câu nói của Bác dạt dào tình thương vô hạn đối với đồng bào miền Nam và gợi lên trong lòng chúng tôi một nỗi xốn xang căm thù sâu sắc kẻ thù cướp nước và bán nước. Miền Nam! miền Nam còn chưa giải phóng. Chúng tôi xót xa nghĩ tới miền Nam khi đang được ngồi dưới bầu trời miền Bắc, bên cạnh Cha già, hiện thân vĩ đại của độc lập, tự do..

Bác nói bằng lời văn giản dị, nôm na, ngắn gọn, cô đúc mà chúng tôi thấy thật là mới mẻ, nhẹ nhàng, ở vùng tạm bị chiếm miền Nam, cả đến ngôn ngữ cũng bị vẩn đục, lai căng pha tạp. Những lời nói của Bác đối với tôi là cả một bài học lớn về tiếng nói, cách nói, cách dùng từ. Ngôn ngữ của Bác giàu hình tượng, sinh động như trong ca dao, tục ngữ. Bác dùng chữ, đặt câu rất giản dị và chuẩn xác. Nếu có ai trong chúng tôi dùng chữ chưa được chuẩn, sử dụng những từ Hán - Việt nặng nề, phức tạp, không cần thiết thì Bác nhẹ nhàng vui vẻ chữa lại cho chúng tôi.

Qua cuộc nói chuyện, Bác đánh giá cao những hy sinh gian khổ, những sự tích anh hùng của đồng bào ta ở hai miền với một tấm lòng ưu ái đặc biệt dành cho miền Nam tiền tuyến đầu sóng ngọn gió. Bác nhắc nhở chúng tôi đức khiêm tốn và ý chí tiếp tục phấn đấu, đừng tự cao, tự mãn, Bác bảo chúng tôi:

  • Giỏi thì có giỏi thật đấy, nhưng nói gì thì nói chứ đừng vội kết luận rằng dân tộc Việt Nam ta là nhất thế giới nhé!

Mọi người chúng tôi lấy làm vui được nghe Bác truyền cho bài học khiêm tốn giản dị mà sâu sắc ấy. Ở gần bên Bác vừa cảm thấy được động viên, cổ vũ khích lệ rất nhiều, đồng thời cũng cảm thấy mình chưa làm được bao nhiêu so với yêu cầu của thực tế lòng mong muốn của Bác.

 

Nguồn: Bác Hồ với Bình Trị Thiên

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng,

 Ty Văn hóa - Thông tin Bình Trị Thiên, 1978, tập I.

Tiếp nhận phản ánh việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 03/06/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phòng Nội vụ huyện 02573 578 537
Thanh tra Sở nội vụ 02573 842 733
Phòng CCHC Sở nội vụ 02573 842 954
  • Tây Hòa khai mạc hội thao bắn súng quân dụng dân quân tự vệ
  • Tây Hòa tổ chức bốc thăm tái định cư đợt 02 cao tốc Bắc Nam
  • Tuyên truyền tiết kiệm năng lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Tây Hòa hội nghị công bố dự thảo phương án giao đất tái định cư đợt 3 dự án cao tốc Bắc Nam
  • Tây Hòa tổng kết công tác BHXH BHYT năm 2023

Thống kê truy cập